Đau đỉnh đầu có thể đến từ 6 nguyên nhân thường gặp dưới đây!

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau đỉnh đầu, trong đó có một số nguyên nhân không nên chủ quan mà cần điều trị sớm để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Những cơn đau đỉnh đầu thường là cơn đau nhói, diễn ra đột ngột và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có biết nguyên nhân đau đỉnh đầu là gì và cần phải làm gì để khắc phục cơn đau này hay không?

Những nguyên nhân gây đau đỉnh đầu thường gặp

Mất nước

Khi lượng chất lỏng trong cơ thể bạn thấp, não và các mô khác trong cơ thể bạn sẽ co lại. Khi não bạn co lại, phần não này sẽ tách khỏi hộp sọ, gây áp lực lên các dây thần kinh và gây đau.

Bổ sung chất lỏng có thể giúp lớp đệm bảo vệ bao quanh não mở rộng và có thể giúp làm giảm đau đầu. Đây là lý do tại sao việc ngăn ngừa mất nước bằng cách uống nhiều nước trong ngày là rất quan trọng.

Thiếu ngủ

Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự tỉnh táo và tập trung. Khi điều này xảy ra, cơ thể bạn gặp vấn đề trong việc kiểm soát việc giải phóng hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sự mất cân bằng này có thể làm tăng hoặc gây ra chứng đau đỉnh đầu do thiếu ngủ.

Căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng xảy ra khi các cơ ở đầu và cổ bị căng do căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Bạn có thể bị đau nửa đầu hoặc đau đỉnh đầu, hay thậm chí cơn đau lan cả vùng đầu. Ngoài ra, khi căng thẳng, bạn cũng dễ cảm thấy cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng.

chứng đau đỉnh đầu

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc quá mạnh có thể gây ra cơn đau đỉnh đầu. Ngoài ra, nếu bạn nhạy cảm với một số thành phần của thuốc, bạn cũng có nguy cơ bị đau đầu cao hơn.

Một trường hợp bị đau đỉnh đầu khác khi dùng thuốc chính là việc uống quá nhiều thuốc, đặc biệt là các loại thuốc làm giãn mạch máu ở đầu, có thể khiến máu dồn lên đầu và từ đó dẫn đến đau đầu. Không loại trừ việc đau đỉnh đầu xảy ra do uống nhiều loại thuốc cùng một lúc.

Nhiễm trùng xoang hoặc dị ứng

Xoang là các khoang chứa đầy không khí trong hộp sọ. Viêm hoặc tắc nghẽn do nhiễm trùng hoặc dị ứng có thể dẫn đến đau đỉnh đầu. Thông thường, các cơn đau đầu này thường xảy ra ngay đỉnh đầu và quanh hoặc sau mắt hoặc bạn có thể bị đau toàn bộ khuôn mặt.

Đau nửa đầu

Bạn có thể bị đau đỉnh đầu nếu bạn bị đau nửa đầu. Nhìn chung, đau nửa đầu là những cơn đau đầu dữ dội, đau nhói thường xảy ra ở một bên đầu nhưng đôi khi có thể xảy ra ở cả hai bên và ở phía trước.

Đau nửa đầu thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như chán ăn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh và buồn nôn. Bạn cũng có thể bị đau nửa đầu kèm theo ảo giác hoặc các vấn đề tạm thời với dây thần kinh ảnh hưởng đến sự cân bằng, giọng nói, thị lực.

bị đau đỉnh đầu

Nguyên nhân hiếm gặp gây ra chứng đau đỉnh đầu

Đau đỉnh đầu cũng có thể do các tình trạng hiếm gặp gây ra như:

  • Phình động mạch: Đây là những chỗ phình giống như quả bóng bay trên thành động mạch trong não. Chúng có thể hình thành khi có một lỗ hổng trên thành động mạch, có thể khiến động mạch bị giãn và phình ra. Chỗ phình động mạch não vỡ có thể gây ra đột quỵ xuất huyết hoặc chảy máu trong não. Điều này có thể gây khó nói, thay đổi thị lực, mất ý thức và thậm chí tử vong.
  • Chảy máu não: Điều này xảy ra khi máu thoát ra khỏi động mạch hoặc tĩnh mạch và đi vào mô não. Chảy máu não có thể do chấn thương đầu, phình động mạch, đột quỵ, có khối u trong não hoặc một số bệnh khác.
  • U não: U não là tình trạng khối u do sự phát triển bất thường của mô não, dù là lành tính hay ác tính. U ác tính phát triển và lan rộng nhanh chóng, trong khi u lành tính phát triển chậm hơn và không lan rộng.

Mặc dù đây không phải là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau đỉnh đầu, nhưng những cơn đau này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần sớm đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu bất thường.

nguyên nhân đau đỉnh đầu

Bí quyết làm giảm cơn đau đỉnh đầu

Khi cơn đau đỉnh đầu xuất hiện, bạn có thể áp dụng một số cách giúp khắc phục cơn đau như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
  • Thư giãn cơ thể, đặc biệt là các cơ ở cổ, vai và da đầu, có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng.
  • Sử dụng tư thế thích hợp khi ngồi và đứng, và tránh khom lưng.
  • Hãy thử các bài tập thở và kỹ thuật thư giãn để giúp giảm căng thẳng.
  • Cân nhắc các liệu pháp bổ sung như mát-xa, yoga hoặc châm cứu.
  • Đắp túi chườm lạnh hoặc chườm ấm vào vùng bị ảnh hưởng. Điều này có thể giúp giảm viêm và áp lực lên vùng đầu.
  • Uống nhiều nước trong ngày

bị đau đỉnh đầu nên làm gì

Đau đỉnh đầu khi nào cần đến bệnh viện?

Đau đỉnh đầu thường xuyên và những cơn đau đầu không đáp ứng với các biện pháp khắc phục tại nhà cần được đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định xem có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra chứng đau đầu của bạn không.

Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện nếu:

  • Cơn đau đỉnh đầu diễn ra dữ dội hơn khi bạn cúi xuống hoặc thay đổi tư thế
  • Đau đầu kèm theo thay đổi thị lực, lú lẫn, khó nói hoặc hiểu lời nói, yếu một bên cơ thể hoặc tê liệt
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột

Căng thẳng, tư thế ngồi không phù hợp, dùng sai thuốc, mất nước,… và nhiều xấu thường gây ra chứng đau đỉnh đầu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nên đến bệnh viện thăm khám nếu bạn bị đau đầu thường xuyên và không đáp ứng với các biện pháp khắc phục tại nhà để có thể được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Theo mevacon